Các xu hướng mới trong âm nhạc kỹ thuật số Việt Nam 2025 và tác động tới quảng cáo, truyền thông thương hiệu

Tin công nghệ

Các xu hướng mới trong âm nhạc kỹ thuật số Việt Nam 2025 và tác động tới quảng cáo, truyền thông thương hiệu

admin

12/02/2025

0
Rate this post

Trong báo cáo “Tổng quan ngành công nghiệp âm nhạc kỹ thuật số Việt Nam 2024-2025” của đại học RMIT Việt Nam vừa công bố, thị trường âm nhạc Việt Nam năm 2024 đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc, đánh dấu bằng sự bùng nổ của các nền tảng số, mạng xã hội và chương trình giải trí. Điều này ngoài việc tạo điều kiện cho các nghệ sĩ tự do sáng tạo, thể hiện cá tính âm nhạc và mang đến những sản phẩm đa dạng, phong phú, sự phát triển làm xuất hiện nhiều sự thay đổi có tác động đáng kể đến hành vi của người nghe, và các cơ hội cho các thương hiệu trong việc quảng bá và truyền thông.

 

Dưới đây là 6 xu hướng chính mà các thương hiệu có thể tận dụng để có thể đồng hành cùng âm nhạc trong việc phát triển thương hiệu

1. Mix and Match – Thời của “Remix và Mashup”

 

Năm 2024 là năm bùng nổ các sự kết hợp của nhiều nghệ sĩ với các phong cách âm nhạc khác nhau tạo nên sự mới mẻ, thu hút khán giả. Xu hướng này được thúc đẩy bởi sự phổ biến của các chương trình truyền hình thực tế về âm nhạc nơi các nghệ sĩ từ nhiều thế hệ và lĩnh vực giải trí khác nhau kết hợp trong các màn trình diễn mashup sáng tạo. Các tiết mục kết hợp nhạc trẻ V-pop với các bài hát truyền thống Việt Nam mang đến sự đa dạng về phong cách, từ hiện đại (hip-hop, rap) đến truyền thống. Mô hình này không chỉ giúp làm mới các sản phẩm âm nhạc mà còn hổ trợ các nghệ sĩ mới và tên tuổi cùng có cơ hội tỏa sáng.


2. Gia tăng tính chuyên nghiệp – Nâng tầm hợp tác:


Ngành công nghiệp âm nhạc giải trí ngày càng phát triển theo hướng chuyên nghiệp cũng đòi hỏi nghệ sĩ phải được chuyên nghệ hóa. Sự thành công của nhiều nghệ sĩ trong năm 2024 cũng có dấu ấn rất lớn của các công ty quản lý chuyên nghiệp, từ đó đã thúc đẩy nhu cầu tìm kiếm sự hỗ trợ từ các đội ngũ quản lý chuyên nghiệp của các nghệ sĩ độc lập. Để cân bằng giữa việc sáng tạo nghệ thuật và vận hành sự nghiệp, họ ngày càng ý thức được việc cần tiếp cận bài bản hơn trong từ việc xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, quản lý lịch trình, hợp tác với các bên liên quan cho việc sản xuất sản phẩm âm nhạc chất lượng cao, quản lý hợp đồng, lịch trình, hoạt động quảng bá, tương tác với người hâm mộ và truyền thông.


Ví dụ như trong năm 2024, SpaceSpeakers đã có những hoạt động hợp tác nổi bật như Sự kiện âm nhạc đón mình bình 5AM tại TP.HCM cùng Vietnam Airlines và Vietcetera, đêm nhạc Gieo Mầm Thiện Tâm tại Hà Nội cùng VinGroup, và là đội ngũ hướng dẫn trong chương trình truyền hình thực tế về sáng tạo âm nhạc Pepsi x 55 RADAR. Việc chuyên nghiệp hoá này cũng tạo thuận lợi hơn cho thương hiệu hợp tác hiệu quả và minh bạch hơn trong việc quảng bá hình ảnh. Các thương hiệu có thể yên tâm về việc lên hợp đồng, minh bạch về quyền lợi, nghĩa vụ, quản lý thời gian và chất lượng sản phẩm âm nhạc có liên kết với thương hiệu, và các hoạt động quảng bá, đồng hành cùng thương hiệu với những nghệ sĩ có đội ngũ quản lý chuyên nghiệp.


3. Hành vi ứng xử – Bài toán “chọn mặt gửi vàng”


Sự phát triển của ngành âm nhạc kéo theo lượng người hâm mộ và mức độ thương mại hóa ngày càng tăng. Điều này khiến công chúng và thương hiệu đặt kỳ vọng cao hơn vào chuẩn mực đạo đức và hành vi của nghệ sĩ, những người có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội. Xu hướng “âm nhạc có trách nhiệm” nhấn mạnh rằng nghệ sĩ không chỉ cần tài năng mà còn cần tuân thủ pháp luật, tôn trọng bản quyền và khán giả, tránh những hành vi hay phát ngôn gây tranh cãi. Bởi lẽ, những hành vi lệch chuẩn không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân nghệ sĩ mà còn tác động tiêu cực đến sự phát triển của ngành. Năm 2024 cũng là năm đánh dấu nhiều trường hợp nghệ sĩ bị hạn chế xuất hiện trong các show do sự chỉ trích từ công chúng và bị các thương hiệu “quay lưng”. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc đào tạo đạo đức và kỹ năng xử lý tình huống cho nghệ sĩ, giúp họ đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao từ công chúng.


Điều này cũng mang lại vài thách thức mới cho các thương hiệu. Họ cần thận trọng hơn trong việc lựa chọn nghệ sĩ để hợp tác, đi kèm với đó là điều khoản ràng buộc về đạo đức, hành vi trong hợp đồng tài trợ, quản lý hình ảnh đại sứ thương hiệu, quảng cáo nhằm yêu cầu các nghệ sĩ chú trọng việc xây dựng hình ảnh tích cực, có trách nhiệm với cộng đồng hơn là thuần thương mại. Đồng thời, các thương hiệu nên tìm hiểu kỹ về nghệ sĩ, theo dõi các hoạt động trên mạng xã hội nhằm nhận biết các rủi ro tiềm năng để có các thông báo, chấn chỉnh kịp thời với các nghệ sĩ và công ty quản lý.


4. Superfan – “Chìa khóa vàng” trong marketing


Các “superfan” – những người hâm mộ cuồng nhiệt – đang ngày càng khẳng định sức ảnh hưởng to lớn của mình trong thị trường âm nhạc Việt Nam. Đặc biệt là thế hệ Gen Z, với lòng trung thành và sự nhiệt tình tuyệt đối dành cho thần tượng, họ không chỉ đóng góp vào 75% lượng tiêu thụ âm nhạc nội địa mà còn tích cực quảng bá, đưa nghệ sĩ lên “top trending” trên các nền tảng nghe nhạc. Lấy cảm hứng từ văn hóa K-pop, mô hình fandom này tạo nên sức mạnh đáng gờm trên mạng xã hội, góp phần vào sự thành công của nghệ sĩ. Superfan không chỉ đơn thuần là những người hâm mộ cuồng nhiệt trên mạng xã hội, họ còn là “khách hàng tiềm năng” với lòng trung thành cao và sẵn sàng chi trả để ủng hộ thần tượng. Họ đóng góp đáng kể vào doanh thu của ngành công nghiệp âm nhạc thông qua việc mua album, vé concert, merchandise và các sản phẩm/dịch vụ độc quyền khác.


Chính sự nhiệt huyết và sức ảnh hưởng của superfan đã tạo ra những cơ hội mới cho các thương hiệu. Thương hiệu có thể hợp tác với các fan club, tận dụng các KOLs – superfan trong cộng đồng fan để cùng đồng hành xây dựng fandom. Đồng thời tạo ra các chương trình ưu đãi, quà tặng dành riêng cho fan. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả tiềm năng này, nghệ sĩ và đối tác cần thấu hiểu tâm lý, xây dựng mối quan hệ bền vững và đáp ứng kỳ vọng của superfan lâu dài. Từ đó có thể biến Superfan chính là những “đại sứ thương hiệu” tự nguyện và đầy nhiệt huyết. Chỉ khi đó, sự tận tụy của họ mới được chuyển hóa thành thành công thương mại, xây dựng các nội dung (UGC) về nghệ sĩ với sự gắn kết lâu dài với giá trị thương hiệu.


5. Live Music Concert- “Sân khấu” trải nghiệm thương hiệu


Người Việt đang dần thay đổi thói quen giải trí, với sự quan tâm ngày càng lớn dành cho các buổi biểu diễn âm nhạc trực tiếp. Năm 2024 chứng kiến sự bùng nổ của các sự kiện âm nhạc đa dạng về quy mô và hình thức, từ lễ hội âm nhạc cho giới trẻ đến liveshow của các nghệ sĩ nổi tiếng, concert quy mô lớn và sự kiện âm nhạc do thương hiệu tổ chức. Sự phát triển mạnh mẽ này không chỉ giúp kết nối nghệ sĩ và khán giả, mà còn thúc đẩy tiêu thụ âm nhạc, tăng tương tác trực tuyến và mang đến những trải nghiệm âm nhạc phong phú, góp phần thay đổi thị trường âm nhạc Việt Nam.


Các buổi biểu diễn âm nhạc trực tiếp đang trở thành “mảnh đất vàng” cho các thương hiệu muốn tiếp cận khán giả trẻ yêu nhạc. Bằng cách tài trợ hoặc hợp tác tổ chức, thương hiệu có thể nâng cao nhận diện và kết nối với người tiêu dùng thông qua các hoạt động đồng hành với sự kiện như tổ chức activation tại sự kiện, như phát hành merchandise độc quyền, quảng cáo tại sự kiện, kết hợp thêm online marketing từ các nền tảng nghe nhạc trực tuyến, mạng xã hội, các fanclub với các nội dung phái sinh của thương hiệu và của các fan, nghệ sĩ, đơn vị tổn chức đi kèm theo sự kiện để tối ưu hiệu quả truyền thông tiếp thị.


6. Bản sắc riêng – “Câu chuyện” của thương hiệu


Năm 2024, sự đa dạng các hoạt động âm nhạc cũng dẫn tới việc thể hiện bản sắc riêng đã trở thành yếu tố then chốt để nghệ sĩ Việt Nam khẳng định vị thế và tạo dấu ấn trong lòng khán giả. Xu hướng nghệ sĩ tự kiểm soát toàn bộ quá trình sáng tạo, từ sáng tác, sản xuất ngày càng phổ biến. Điều này không chỉ giúp họ thể hiện cá tính âm nhạc mà còn đảm bảo sự độc đáo và nhất quán trong từng sản phẩm, từ đó kết nối sâu sắc hơn với khán giả bằng chính câu chuyện, cảm xúc và thông điệp của mình. Xu hướng này lan tỏa mạnh mẽ ở nhiều thế hệ nghệ sĩ, từ những gương mặt trẻ như Wren Evans, Grey D, tlinh đến những tên tuổi gạo cội như Mỹ Tâm, Hà Anh Tuấn. Trong bối cảnh khán giả ngày càng đề cao tính chân thực và bản sắc riêng biệt, những nghệ sĩ giữ vững được sự toàn vẹn trong nghệ thuật sẽ tạo dựng được ảnh hưởng văn hóa bền vững, thu hút lượng fan trung thành và mở rộng tầm ảnh hưởng trong nước lẫn quốc tế.


Nghệ sĩ có cá tính riêng biệt sẽ giúp thương hiệu tạo dấu ấn khác biệt, thu hút khách hàng mục tiêu. Thương hiệu hãy tìm kiếm những “người kể chuyện” phù hợp với “chất riêng” của thương hiệu. Từ đó họ có thể tăng cường đầu tư và hợp tác với nghệ sĩ trong việc xây dựng hình ảnh riêng bằng cách tài trợ sự kiện, sản xuất merchandise, hoặc xây dựng chiến dịch truyền thông dựa trên câu chuyện của nghệ sĩ. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, thương hiệu cần đồng hành cùng nghệ sĩ trong việc xây dựng câu chuyện và phong cách, tập trung vào mối quan hệ hợp tác lâu dài thay vì lợi ích ngắn hạn. Các công ty quản lý nghệ sĩ cũng nên tôn trọng sự tự do sáng tạo và bản sắc riêng của nghệ sĩ, khuyến khích họ chia sẻ câu chuyện cá nhân để kết nối với người hâm mộ, từ đó giúp cho tìm kiếm thương hiệu phù hợp để hợp tác tốt hơn.


Bài viết liên quan

10 xu hướng truyền thông nổi bật trong năm 2025: Trí tuệ nhân tạo và thuật toán định hình hành vi người tiêu dùng và cách các thương hiệu tiếp cận khách hàng

12.02.2025

Năm qua đã chứng kiến những thay đổi đáng kể trong cách con người tiếp cận thông tin. Trong đó, trí tuệ nhân tạo (AI) và các thuật toán đã và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc định hình hành vi của người tiêu dùng và cách thức các thương hiệu […]

Dự đoán top 7 xu hướng truyền thông mạng xã hội nổi bật năm 2025

12.02.2025

Mạng xã hội cung cấp cho doanh nghiệp insight người dùng thường xuyên và nhanh chóng, gợi ý công cụ và cách thức chuyển đổi tối ưu cho doanh nghiệp. Sự phát triển công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo đang tạo ra sự thay đổi trên sân chơi mạng xã hội và […]

18 công thức storytelling: Vũ khí bí mật cho marketers đột phá trong 2025

12.02.2025

Mở khóa sức mạnh của Storytelling. Phần 1: Hiểu về Storytelling   1. Storytelling là gì?   1.1. Định nghĩa storytelling Storytelling hay Nghệ thuật kể chuyện là nghệ thuật truyền tải thông điệp thông qua câu chuyện. Không chỉ đơn thuần là việc kể lại sự kiện, storytelling kết hợp cảm xúc, ý nghĩa […]

guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận